Tử Thư Tây Hạ Tập 1
Tử Thư Tây Hạ Tập 1
Cố Phi Ngư
Tẫt cả đều bắt đầu từ đây…
Cuốn tiểu thuyết này được lấy ý tưởng từ chuyến du lịch đầu tiên của
tôi. Đó là vào khoảng vài năm trước, tại một sơn trại cổ xưa của người
Khương nằm trong khu tự trị người Khương ở Bắc Xuyên, thuộc cao nguyên
Xuyên Tây Bắc (Tứ Xuyên), tôi đã tình cờ gặp một người đã về hưu cũng
đang tự mình đi du lịch khắp nơi. Ông đã kể cho tôi nghe môt cầu chuyện
như sau: Ở một vùng nằm sâu trong sa mạc Hadain Jaran có một kinh thành
cổ của vương quốc Tây Hạ bị vùi lấp trong cát vàng, tên gọi là Hắc
Thành. Tòa thành đó do Lý Nguyên Hạo - vị hoàng đế đầu tiên của vương
quốc Tây Hạ xây dựng. Lý Nguyên Hạo qua đời sau một cuộc chính biến cung
đình, người con trai chưa đầy năm của ông là Lý Lượng Tộ kế vị nhưng
mẹ và cậu của ông - những người thuộc gia tộc Một Tạng mới là người thực
sự nắm giữ triều chính. Khi Lượng Tộ trưởng thành, ông dần nhận thức
được mọi việc và ngày một bất mãn với sự chuyên quyền của mẹ và cậu. Sau
đó, ông đã phát động một cuộc chính biến, chém cậu ruột và lệnh cho mẹ
mình dời đến kinh thành cỗ ở giữa sa mạc hoang vắng. Khi Một Tạng hoàng
hậu ra di, ngoài đoàn tùy tùng đông đúc đi tháp tùng, bà còn mang theo
vô số vàng bạc châu báu. Vài trăm năm sau, câu chuyện này vấn được lưu
truyền trên khắp vùng sa mạc Gobi và con đường tơ lụa, hấp dẫn bao kẻ
trộm mộ đào vàng tìm kho báu. Rất nhiều kẻ đã bỏ mạng vì kho báu bí ẩn
trong truyền thuyết đó, nhưng chưa ai tìm được vị trí của ngôi thành cổ
Tây Hạ đã bị mất tích, vì truyền thuyết này còn mang theo một lời nguyên
đáng sợ rằng: Người nào tìm được thành cổ thì sẽ mãi mãi không thể
thoát ra kbỏi sa mạc để quay về nữa.
Một câu chuyện từ thời Tây Hạ xa xôi, câu chuyện với những bảo vật của
đất nước Tây Hạ, về Hắc Thành bị mất tích, về nền văn minh bị chôn vùi,
về những mối tình đẹp mà bi lụy, còn có cả cuộc tranh giành đẫm máu của
những người đời sau!
Ngay lần đầu tiên nghe được câu chuyện này, tôi đã bị nó thu hút một
cách lạ kỳ. Câu chuyện của ông, có mấy phần là thực, mấy phần hư cấu,
giờ đã không thể khảo chứng được nữa, nhưng người “bạn già” kia của tôi
thì lại nhất nhất tin tưởng vào những điểu trong câu chuyện, và luôn
mong muốn rằng có một ngày mình sẽ tìm được di chỉ của vương triều được
nhắc đến trong truyền thuyết đó, phủi sạch lớp bụi thời gian bao trùm
lên lịch sử bí ẩn của nó.
Nhiều năm qua đi, khi khu sơn trại của người Khương ở Bắc Xuyên bị chôn
vùi bởi một trận động đất, tôi bỗng nhớ lại câu chuyện từng được nghe kể
trong chuyến đi vài năm trước đây, câu chuyện về Bắc Xuyên - nơi chứng
kiến sự phồn thịnh rồi suy tàn của dân tộc Khương - một tộc người cũng
lâu đời không kém gì dân tộc Hán.
Tất cả đầu bắt đầu từ vùng đất này. Hơn một ngàn năm trước, một nhánh
của người Khương là người Khương Đảng Hạng (còn gọi là người Đảng Hạng),
vì sinh tồn, đã dũng cảm rời khỏi vùng đất của mình, bắt đấu một cuộc
di dân hướng về phương Bắc đầy gian nan nhưng vô cùng vĩ đại. Họ đã kiên
cường, dũng cảm, vượt qua núi tuyết nguy hiểm, băng qua sa mạc bao la,
dưới sự dẫn dắt của người lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc để đến được một
vùng đất phì nhiêu màu mỡ, và đây cũng chính là nơi họ xây dựng một đế
chế hưng thịnh rồi dần suy tàn. Nền văn minh mà họ đã sáng tạo ra ở nơi
này, cuộc chiến sinh tồn của họ với hai dân tộc hùng mạnh hơn mình gấp
nhiều lần là Đại Tống và Khiết Đan, để tạo dựng thế chân vạc, tồn tại
suốt hơn hai trăm năm, cho đến tận ngày hôm nay, chúng ta vấn gọi vùng
đất tuyệt vời này bằng cái tên rất đẹp: Tái Thượng Giang Nam, tức Giang
Nam trên ải, vì vùng đất này nằm ở vùng biên ải, nhưng phong cảnh sơn
thủy rất hữu tình, có thể sánh ngang với Giang Nam.
Năm 1227, đoàn kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn đã quét sạch Đế quốc Bạch
Sắc từng một thời phồn vinh này, những tàn tích còn lại của nền văn minh
này cũng bị chiến tranh hủy diệt. Một vương triều từng cùng Tống, Liêu,
Kim, tạo thành thế tứ quốc chân vạc và đứng vững hơn hai trăm năm
(1032 – 1227) đã đến và đi một cách vội vàng như thế.
Nền văn minh đã bị chôn vùi mãi mãi dưới lớp cát vàng cuồn
cuộn, mãi đến tận ngày hôm nay, khi chúng ta lật giở “Nhị thập tứ sử”
ra, vấn chưa thể tìm ra được một cuốn nào mang tên “Tây Hạ sử”
Những người Đảng Hạng cuối cùng đã đi đâu,về đâu? Không ai biết được câu
trả lời là gì. Có người nói rằng, họ đã trở lại vùng núi nơi mình đã ra
đi; cũng có người cho rằng, một chi của người Đing Hạng đẫ mang nền văn
minh đó đi vào lòng sa mạc, đến một ốc đảo mà không ai biết đến, để
tiếp tục xây dựng nền văn minh riêng của mình...
Cố Phi Ngư
No comments:
Post a Comment