Download Bay đến Hà Nội và thoát về eBook PRC cho Kindle
Chẳng có kinh nghiệm nào ngấm vào suy nghĩ của giới không quân Mỹ hơn
chiến dịch không kích Bắc Việt Nam. Nhờ đó, hai thập kỷ sau tại những sa
mạc Tây Nam Á, Không quân Mỹ có thể tránh được chủ nghĩa leo thang đã
từng phải trả bằng nhiều sinh mạng và phi cơ ở các khu rừng rậm của Đông
Nam Á. Từ cuốn sách này, bạn đọc sẽ thông cảm với những người từng ném
bom Bắc Việt Nam, họ đã làm được việc khó mà kết quả cuối cùng là có thể
biến không quân Mỹ thành một công cụ hữu hiệu trong chiến tranh vùng
Vịnh.
Cuốn sách này là phần tiếp theo của cuốn Leo thang thất
bại: Không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1966 (Gradual Failure:
The Air War over North Vietnam, 1965-1966) do tác giả Jacob Van
Staaveren viết mà chúng tôi cũng sẽ công bố và xuất bản. Tấc giả Wayne
Thompson kể lại việc dùng bài học thất bại để phát triển sức chiến đấu
của quân chủng – một quân chủng có cơ hội tốt hơn để thể hiện sức mạnh
không quân tiềm tàng năm 1972.
Tiến sĩ Thompson bắt đầu nghiên
cứu đề tài của mình khi làm quân dịch tại Trạm tình báo không quân ở Đài
Loan trong chiến tranh Việt Nam. Ông dành thời gian để viết cuốn “Bay
đến Hà Nội và thoát về” (To Hanoi và Back) trong khi làm tại nhóm
“Checkmate”, cơ quan tham gia xây dựng kế hoạch không quân của chiến
dịch chống Iraq mang tên Bão táp sa mạc. Sau đó, ông đã gặp các phi công
và tư lệnh không quân ở Italy ngay sau khi Operation Deliberate Force
không kích Bosnia. Trong chiến dịch của lực lượng Liên quân vào Serbia
và tỉnh Kosovo, ông trở lại Checkmate vì vậy, ông có thể có cái nhìn sắc
sảo về thay đổi của không quân trên từng lĩnh vực. Mặc dù nội dung bao
gồm nhiều lĩnh vực nhưng cuốn sách này là cuốn sách về không quân. Tác
giả đã cho ra đời một cuốn sách sống động và sâu sắc.
Phần trích
dẫn ở cuối sách đề cập đến một vài cuốn sách khác nói về không quân Mỹ
trong chiến tranh Việt nam. Chương trình lịch sử của chúng tôi không
ngừng đánh giá lại quá khứ của quân chủng dưới ánh sáng của những nghiên
cứu và triển vọng mới. Chúng tôi mong nhận được phê bình và đóng góp
cho lần xuất bản tới.
RICHARD P. HALLION
Nhà sử học không quân
Về tác giả
Wayne Thompson là trưởng phòng phân tích tại cơ quan hỗ trợ lịch sử không quân Mỹ ở Washington. Trong chiến tranh Việt nam, ông là làm quân dịch tại một trạm tình báo không quân ở Đài Loan. Ông đã tốt nghiệp Đại học Schenectady, New York, và Đại học St. Andrews, Scotland. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngành lịch sử tại Đại học California, San Diego. Tháng 8-1990, Dr. Thompson được đưa vào nhóm vạch kế hoạch không quân tại Lầu Năm Góc. Sau đó ông cố vấn lịch sử cho cơ quan khảo sát không quân tại chiến tranh vùng Vịnh. Năm 1995 không quân Mỹ cử ông nghiên cứu những chiến dịch ném bom bay từ Italy đến các mục tiêu Bosnias, và năm 1999 trong cuộc khủng hoảng ở Kosovo khiến ông quan tâm đến những chiến dịch không kích Serbia.
Tựa
Khi tôi bắt đầu
nghiên cứu những sự kiện này, tôi nghĩ sẽ viết về một trong những phần
đáng buồn nhất của lịch sử không lực Hoa Kỳ. Tôi có lẽ làm như vậy,
nhưng dần dần (leo thang giống như chiến dịch Sấm Rền năm 1965-68 ở Bắc
Việt) tôi có cái nhìn tích cực hơn về kinh nghiệm của không quân Mỹ ở
Đông Nam Á. Chắc chắn đau thương và chết chóc chúng ta thường gắn với
chiến tranh gây ra nhiều đau khổ. Rõ ràng không quân Mỹ phải hoạt động
dưới sức nặng cực kỳ o ép khiến tự thất bại. Rõ ràng tai tiếng về ném
bom kém hiệu quả ở Bắc Việt và làm cho không lực Mỹ dường như trở nên
một công cụ ít hứa hẹn. Nhưng sau nhiều năm tìn kiếm cách sử dụng có ích
hơn của một không lực yếu kém, chiến dịch Linebacker ném bom Bắc Việt
năm 1972 kết hợp thả thuỷ lôi khu vực các cảng biển và những chiến dịch
không kích đồng thời ở Nam Việt đã làm nên thay đổi đáng kể, dẫu cho
chiến dịch này muộn và ngắn hạn.
Sự phục hồi của không lực Mỹ bắt
đầu trước khi Bắc Việt nam xâm lược Nam Việt nam năm 1972 và tiếp tục
sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975. Cuộc chiến đấu vì Đông Nam Á đã
biến không quân Mỹ từ hầu như chỉ trú trọng vào một cuộc chiến hạt nhân
tiềm tàng với Liên Xô thành một lực lượng đa năng và linh hoạt trong sử
dụng vũ khí thông thường. Nhưng suy nghĩ về không lực Mỹ và Đông Nam Á
đã bị bỏ lại sau những tiến bộ về kỹ thuật. Khi mà thất bại cuối cùng
thuộc về Nam Việt Nam và Đồng minh Mỹ của họ, những chiến thắng thuyết
phục của không lực mới có độ chính xác cao của Mỹ vẫn đang trong tương
lai.
Mặc dù chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam dùng một số lượng bom
ít hơn các chiến dịch đồng thời ở Nam Việt nam và Lào nhưng đầu tư trí
tuệ và cảm xúc lại nhiều hơn. Ở đó, lực lượng phòng không tập trung kết
hợp với khoảng cách lớn hơn từ các căn cứ ở Thái Lan và Nam Việt nam đã
làm những chiến dịch không kích trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn. Ban
đầu, không quân Mỹ tự xác định mình là lực lượng có khả năng cao nhất
trong tấn công những mục tiêu từ các chiến trường trên bộ và trên biển. Ở
nhưng nơi bộ binh tác chiến trên chiến trường Nam Việt nam, không quân
Mỹ chỉ đảm bảo một phần hoả lực và vận tải hiệp đồng giữa máy bay ném
bom hạng nặng và tiếp dầu trên không cho phép không quân Mỹ không kích
những mục tiêu xa – một khả năng chưa được sử dụng ở Bắc Việt Nam cho
đến gần cuối cuộc chiến. Mặc dù ưu điểm tiến công tầm xa của máy bay ném
bom được chia sẻ với tên lửa hạt nhân xuyên lục địa và tên lửa hạt nhân
phóng từ tầu ngầm của hải quân, nhưng trong tiến công tầm xa quy ước
thì không quân vẫn là phương án được lựa chọn cao nhất. Khi bỏ máy bay
ném bom ra khỏi bài toán, sự đóng góp của Không quân mất đi tính độc
đáo. Bắc Việt nam bé nhỏ ở xa Vịnh Bắc Bộ, nơi máy bay hải quân có thể
xuất phát từ các tàu sân bay và hoạt động không cần tiếp dầu trên tất cả
không phận.
Máy bay của hải quân và thuỷ quân lục hiệp đồng để
đảm nhiệm toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam. Vì vậy người Mỹ với nỗi lo
can thiệp của Trung Quốc đã hạn chế sử dụng máy bay ném bom hạng nặng
B-52 của không quân ở Bắc Việt Nam trong suốt cuộc chiến. Mặt khác, vì
không quân Mỹ tập trung chuẩn bị chiến tranh hạt nhân, thậm chí chính họ
còn sử dụng một số máy bay chiến đấu và vũ khí do hải quân phát triển.
B-52
với radar và khoang chứa bom lớn có thể thổi bay nhiều mục tiêu Bắc
Việt Nam không những vào ban ngày thời tiết trong trẻo mà còn về ban đêm
hoặc trong thời tiết xấu thường xuyên trong năm ở Bắc Việt Nam. Trở
ngại chính trị đối với việc phát huy toàn diện khả năng ném bom trải
thảm của B-52 khiến không quân phải tìm kiếm khí tài ném bom chính xác,
trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục cho máy bay tiêm kích. Trước
khi chiến tranh kết thúc, bom dẫn bằng laser đã đạt tiêu chuẩn chính xác
trên thực tế nhưng bóng đêm và thời tiết xấu vẫn hạn chế hiệu quả của
không lực Mỹ.
Giai đoạn cuối Mỹ can thiệp vào chiến tranh đem lại
vị thế chính trị, quân sự (cũng như công nghệ) thuận lợi hơn cho không
lực Mỹ. Câu chuyện không quân ở Đông Nam Á theo hướng tiến bộ mặc dù họ
phải chia sẻ trách nhiệm khiến cuộc chiến thất bại.
Sự thất bại
của Nam Việt Nam trước Cộng sản Bắc Việt Nam năm 1975 chắc chắn mang là
thất bại quân sự của Mỹ (cả không quân cũng như lục quân), dù trên thực
tế nó đã rút quân khỏi cuộc chiến trước khi Bắc Việt Nam xâm lược thành
công . Lào và Campuchia cũng rơi vào kiểm soát của cộng sản và hậu quả
là hơn một triệu người Campuchia đã chết. Trải qua thời gian, Cold War
(tính cả chiến tranh Việt nam) đã xoá đi thất bại, khi Thái Lan và các
nước không cộng sản ở Đông Nam Á trở nên thịnh vượng. Nhưng việc ném bom
Bắc Việt nam có thể vẫn còn khuấy động tranh luận nảy lửa trong số
người Mỹ đứng tuổi, nhiều người đã lên lên án vì nó quá tàn nhẫn hoặc
quá yếu hoặc đơn giản là không thích đáng.
Những người này đã
tranh luận vai trò không lực Mỹ trong chiến tranh khi đó và kể từ đó
tình cảm và sự trừu tượng thường rất lớn. Độc giả những trang này sẽ có
cảm giác cụ thể về những chiến dịch không kích và người Mỹ tham gia - từ
các phi công đã mạo hiểm với cuộc sống đến các tướng lĩnh chỉ huy họ và
cả các chính khách đã đưa họ đến. Bức chân dung do người Bắc Việt vẽ
hiển nhiên là rất mờ nhạt vì vậy việc đánh giá tác động của việc ném bom
cần rất thận trọng.
Cuốn Leo thang thất bại: Không chiến trên
bầu trời Bắc Việt, 1965-1966 (Jacob Van Staaveren) đưa câu chuyện của
chúng ta qua nhưng cố gắng muộn màng nhằm phá huỷ các kho nhiên liệu cảu
Bắc Việt Nam vào mùa hè năm 1966. Trước đó Bắc Việt đã sơ tán xăng dầu
từ khu bồn sang các thùng phuy đặt rải rác khắp cả nước. Đây là bài học
nữa về sự yếu kém của chiến dịch ném bom leo thang kiểu Sấm Rền. Sau
mười tám tháng ném bom, hầu hết các sân bay Bắc Việt Nam vẫn còn nguyên
vẹn, không kể cảng chính ở Hải Phòng và thành phố Hà Nội. Không quân Mỹ
đề nghị ném bom các mục tiêu owr các khu vực trên bằng B-52, nhưng tổng
thống Lyndon Johnson hạn chế những cuộc tấn công vào các thành phố lớn
suốt nhiều tháng và cuối cùng chỉ cho phép máy bay chiến đấu tấn công
những mục tiêu gần đó. Chẳng có tổng thống nào trước đây lại nhúng tay
vào lựa chọn mục tiêu chi tiết và chiến thuật như vậy.
Nguon quansuvn.net